GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH - CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO (TẬP 4)

Phương pháp quang thông trong thiết kế chiếu sáng

Chỉ đơn thuần trực giác của người kiến trúc sư là không đủ để hoàn toàn hiểu hết sự tương tác của ánh sáng và dự đoán được chính xác mức độ chiếu sáng cho tất cả các phần trong phòng. Mặt khác, công cụ tính toán điện tử không thôi cũng là không đủ để thiết kế lên tòa nhà được chiếu sáng “đẹp”.

Biện pháp đơn giản nhất để tính được mức độ chiếu sáng tổng thể cho không gian chiếu sáng đều là Phương pháp quang thông. Nó sử dụng cả công cụ điện tử lẫn trực giác của người thiết kế nhằm xác định số lượng thiết bị chiếu sáng cần thiết để đạt được mức chiếu sáng nhất định. Công thức tính toán vô cùng đơn giản:

E = F / A

Trong đó, E là độ rọi trung bình (hoặc tối thiểu) cần thiết cho không gian làm việc (tính bằng lux), F là lượng quang thông hữu dụng của tất cả các nguồn sáng (lumens) còn A là tổng bề mặt của khu vực làm việc. Trong thiết kế kiến trúc, việc tính toán F cho phép kiến trúc sư hoặc kĩ sư có thể quyết định được tổng mức độ chiếu sáng cần thiết cho không gian phòng. Giá trị F có thể được tính dựa theo công thức dưới đây:

F = AE

Điều cần phải lưu ý là kết quả tính ra không phải là quang thông của tất cả các đèn bởi vì không phải tất cả ánh sáng được sản sinh ra bởi mỗi đèn đều tới được không gian làm việc. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới mức độ ánh sáng truyền tới khu vực làm việc gồm:

Kích thước và tỉ lệ căn phòng.

Chiều cao của thiết bị chiếu sáng so với mặt làm việc.

Phản xạ của tường và trần.

Bản chất của thiết bị chiếu sáng và khả năng phân phối ánh sáng.

Ánh sáng thất thoát do tuổi thọ sử dụng, tích bụi và ngả vàng.

Các phần tử hạt trong không khí như khói hoặc bụi.

Một vài thiết bị có hiệu quả cao nhất trong điều kiện bố trí hợp lý nhất có thể giúp 80% lượng đèn có ánh sáng tới được bề mặt làm việc trong khi việc sử dụng thiết bị không hợp lý trong phòng tối chỉ mang tới kết quả ở mức 2%.

Các bước thực hiện Phương pháp quang thông:

Xác định lựa chọn yêu cầu

Xác định độ rọi tối thiểu theo yêu cầu phù hợp với nhu cầu sử dụng thông qua việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia hoặc hệ thống đánh giá công trình xanh.

Xác định quang thông nhận được

Đây là phép tính nhân đơn giản giữa tổng bề mặt cần chiếu sáng với mức quang thông đã xác định và mức quang thông yêu cầu theo công thức F = AE. Kết quả chính là giá trị quang thông “hữu dụng” yêu cầu. Từ đó, tổng quang thông cần lắp đặt có thể được xác định.

Lựa chọn thiết bị chiếu sáng

Một đánh giá sơ bộ ban đầu và lựa chọn thiết bị cần phải được thực hiện và kết quả lựa chọn sẽ dựa trên cả yếu tố kinh tế lẫn thẩm mỹ. Tuy nhiên, thiết bị này có thể sẽ không thỏa mãn yêu cầu chiếu sáng. Các bước thực hiện dưới đây sẽ giúp quyết định điều này.

Xác định chiều cao treo thiết bị

Khoảng cách từ nguồn sáng tới bề mặt làm việc là vô cùng quang trọng, nó là một yếu tố quyết định tới độ rọi cuối cùng. Đây là kết quả của định luật nghịch đảo.

Xác định chỉ số phòng

Chỉ số phòng là tỉ lệ thể hiện mối quan hệ giữa chiều cao phòng so với chiều rộng và chiều dài theo công thức:

Trong đó L là chiều dài của phòng, W là chiều rộng và Hm là chiều cao treo thiết bị chiếu sáng.

                                          

Xác định hệ số sử dụng (UF)

Hệ số sử dụng là kết quả tổng hợp từ các yếu tố kể trên (phản xạ của tường, trần; chỉ số phòng và loại thiết bị) vào một thông số. Hệ số này có thể tra được từ bảng của các đơn vị sản xuất nhằm xác định hệ số sử dụng cho các loại thiết bị khác nhau.

Xác định hệ số bảo trì (MF)

Yếu tố bảo trì phụ thuộc vào mức độ lau chùi, làm sạch và thay thế thiết bị chiếu sáng. Nó kể tới cả các yếu tố như giảm hiệu quả chiếu sáng theo thời gian, yếu tố bụi bên trong bản thân thiết bị và mức giảm phản xạ của tường, trần theo thời gian. Để thuận tiện, thông thường lựa chọn 3 giá trị:

Tốt = 0.7

Trung bình = 0.65

Kém= 0.55

Xác định số lượng thiết bị chiếu sáng

Đầu tiên, quyết định tổng lượng quang thông cần lắp đặt bằng việc tính toán với quang thông yêu cầu,  cùng các hệ số sử dụng và hệ số bảo trì. Công thức tính toán:

Số lượng thiết bị chiếu sáng được lựa chọn đơn giản bằng cách chia số lượng yêu cầu cho giá trị quang thông của từng thiết bị.

                                          

Kiểm tra khoảng cách giữa các thiết bị

Khi đã xác định được số lượng thiết bị chiếu sáng, các thiết bị này cần phải được bố trí đồng đều cho không gian. Nói một cách rõ hơn là xác định hệ lưới lắp đặt các thiết bị dựa trên tổng số lượng.

Cuối cùng, cần phải đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị là hợp lý (không quá xa, không quá gần để tránh chồng chéo). Nếu thiết bị lựa chọn là không hợp lý qua quá trình tính toán thì tiến hành chọn lại (dựa trên kinh nghiệm thu được qua quá trình trính toàn này) và làm lại các bước từ 3 đến 9.

Kết hợp chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên

Về cơ bản, chiếu sáng nhân tạo phải được thiết kế để chiếu sáng không gian ngay cả khi không có ánh sáng tự nhiên, do phần lớn các tòa nhà hoạt động vào cả buổi đêm. Tuy nhiên, chiếu sáng nhân tạo cũng cần có sự linh động nhằm kết hợp với ánh sáng tự nhiên nhằm giảm mức năng lượng sử dụng trong khi vẫn đạt được hiệu quả tiện nghi tối đa.

Để kết hợp ánh sáng nhân tạo và tự nhiên, sử dụng hệ thống điều khiển chiếu sáng nhằm giảm hoặc tắt không sử dụng tùy theo điều kiện ánh sáng tự nhiên. Điều này có nghĩa là bên cạnh thiết bị và bố trí thì cần có các thiết bị cảm ứng tốt và khu vực kiểm soát phù hợp.

Các nguồn ánh sáng điện

Mô tả giải pháp

Bạn không thể chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho một không gian trong suốt cả ngày, chính vì thế, bạn sẽ cần phải biết cách tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả cho thiết kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo. Có nhiều nguồn sáng nhân tạo khác nhau như các loại đèn, các loại bóng khác nhau hoặc các thiết bị khác được sử dụng để tạo ra ánh sáng nhân tạo.

Lựa chọn nguồn chiếu sáng là vô cùng quan trọng cho cả tiện nghi nhìn lẫn hiệu quả năng lượng. Gần 1/3 năng lượng sử dụng trong tòa nhà thương mại điển hình tại Mỹ là cho việc chiếu sáng.

Các nguồn sáng nhân tạo được  đo đạc không chỉ dựa trên các yếu tố về tiện nghi nhìn (độ sáng, nhiệt độ màu, chỉ số tạo màu, độ phân tán ánh sáng) mà còn dựa trên cả hiệu năng sử dụng – tính hiệu quả trong việc chuyển đổi từ điện năng thành quang năng.

Hiệu quả chiếu sáng

Mức độ hiệu quả năng lượng của ánh sáng nhân tạo được đo bằng “hiệu suất chiếu sáng” – là tỷ số giữa lượng ánh sáng phát ra (đơn vị Lumens) trên mức điện năng và/hoặc nhiệt năng tiêu thụ (đơn vị Watts). Năng lượng không được chuyển đổi thành ánh sáng sẽ chuyển đổi thành nhiệt năng. Điều cần lưu ý là hiệu quả chiếu sáng là tính năng đánh giá cho cả nguồn sáng lẫn thiết bị cố định nó.

Nhóm

Loại

Hiệu suất chiếu sáng (lm/W)

Cháy

Nến

0.3

 

Đèn khí đốt

1 – 2

Sợi đốt

Đèn sợi đốt vonfram

14 – 15

 

Đèn halogen

19

Huỳnh quang

Huỳnh quang compact

46 – 75

 

Đèn T8

80 – 100

 

Đèn T5

70 – 104

Điốt phát quang

Đèn LED đuôi vặn

58 – 93

Cao áp

Halogen kim loại

65 – 115

 

Natri áp suất thấp

100 – 200

 

               Hiệu suất chiếu sáng của các nguồn sáng khác nhau

Các nguồn sáng thông thường

Có ba nguồn chiếu sáng kiến trúc nhân tạo được sử dụng chính hiện nay gồm: sợi đốt, phóng điện và LED.

Đèn sợi đốt hoạt động bằng cách nung nóng sợi đốt tới khi nó phát sáng bằng bức xạ vật đen.

Nguyên lý của đèn phóng điện là truyền dòng điện qua lớp khí để tách nó thành thể plasma phát sáng.

Đèn huỳnh quang là một loại nhỏ của đèn phóng điện. Đèn LED hay còn gọi là điôt phát quang truyền dòng điện qua thiết bị bán dẫn nhằm tạo ra hiện tượng phát xạ photon.

Đèn sợi đốt Vonfram

Theo nghĩa rộng, đèn sợi đốt có chi phí lắp đặt rẻ nhưng lại đắt khi vận hành. Nó chỉ phù hợp nếu chi phí đầu tư ban đầu phải ở mức tối thiểu và số giờ chiếu sáng thấp hoặc sử dụng liên tục nhưng cần thay đổi tường xuyên.

Trong một vài trường hợp, do các yêu cầu đặc biệt trong chiếu sáng nội thất thì một lượng nhỏ nguồn sáng sợi đốt có thể được sử dụng nhờ vào việc nó cho phép kiểm soát chính xác nhất có thể; tuy nhiên, các loại đèn sợi đốt không nên được sử dụng cho việc chiếu sáng nội thất.

Đèn sợi đốt halogen

Đèn sợi đốt halogen là bóng đèn sợi đốt với lớp vỏ được thiết kế vô cùng nhỏ gọn nhằm tạo ra loại đèn chiếu sáng sử dụng đặc biệt hiệu quả cho những nơi yêu cầu chiếu sáng thẳng đứng.

Nó vẫn mang các nhược điểm của bóng đèn sợi đốt thông thường như tuổi thọ, hiệu quả chiếu sáng thấp cho nên đèn sợi đốt halogen có chi phí vận hành cao. Tuy nhiên, khả năng phát màu lại vô cùng xuất sắc.

Đèn hơi Natri áp suất thấp

Một loại đèn phóng điện thường xuyên được sử dụng là đèn hơi natri. Nó có hiệu quả chiếu sáng cao nhất trong chiếu sáng thương mại hiện nay.

Dòng điện nhỏ chạy qua khí natri khi bóng đèn được bật và phát ra ánh sáng đỏ nhạt. Sau một vài phút, natri bên trong bắt đầu bốc hơi và kết quả là hơi natri gần như tạo cho bóng đèn này hiệu quả phát sát đơn sắc (589-589.6 nm, ánh sáng vàng). Điều này làm cho cảm nhận màu sắc khá khó khăn, chính vì thế loại đèn này được sử dụng cho chiếu sáng đường phố.

Đèn hơi thủy ngân áp suất cao

Đèn hơi thủy ngân có khả năng phát sáng cộng hưởng hai bước sóng UV là 185 nm và 254 nm. Trong điều kiện áp suất cao, khí thủy ngân hấp thụ những bức xạ này và phát ra ánh sáng có thể cảm nhận bằng mắt thường. Phát xạ này là sự kết hợp của ba dải sóng hẹp, mang lại màu sắc tím-xanh da trời-xa lá. Do dải màu này thiếu sắc đỏ cho nên cảm nhận màu sắc có thể bị xáo trộn. Tuy nhiên, loại đèn này lại có hiệu quả chiếu sáng cao.

Đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang là loại đèn hoạt động dựa trên nguyên lý phát điện tạo ra các quang phổ cực tím, tuy nhiên bên trong mặt đèn được phủ lân quang, hấp thụ các bước sóng này và tạo ra các bước sóng nhìn thấy được. Loại đèn này có thể tạo nhiệt độ màu và chỉ số tạo màu với khoảng rộng cùng hiệu suất chiếu sáng khác nhau. Thông thường đường kính đèn càng bé thì hiệu quả chiếu sáng càng cao (T5 hiệu quả hơn so với T8 hoặc T12), mặc dù đèn compact huỳnh quang có nguồn cấp năng lượng ít hiệu quả hơn so với các thiết bị của T5 và T8.

Đèn phát quang điốt

Đèn LED hiện này có hiệu quả chiếu sáng ở mức tương tự như đèn huỳnh quang compact. Tuy nhiên, tuổi thọ của loại đèn này cực kì cao (30,000 tới 100,000 giờ sử dụng), độ bền cao, kích thước vô cùng nhỏ và có thể áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Giá thành cao khiến cho tính phổ biến rộng rãi của loại đèn này trong chiếu sáng kiến trúc chưa được cao. Tuy nhiên, với việc công nghệ đang cải thiện với tốc độ chóng mặt, đèn LED đang ngày càng trở nên rẻ hơn và có hiệu quả năng lượng cao hơn.

Lựa chọn loại đèn

Bạn nên xem xét một vài tiêu chí nhất định khi lựa chọn nguồn chiếu sáng phù hợp. Những yếu tố đưa ra sau đây thông thường liên quan trực tiếp tới chức năng của đèn hơn là thiết bị hỗ trợ cho việc lắp đặt nó.

Hiệu quả, tuổi thọ, giảm quang thông

Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng tới chi phí vòng đời của thiết bị. Nếu mức quang thông của đèn giảm nhanh chóng theo thời gian sử dụng của đèn, nhà thiết kế thông thường nâng cao mức quang thông ban đầu trên mức yêu cầu nhằm bù đắp cho mức giảm theo tuổi thọ của đèn. Nói cách khác, nếu 7 lumens là mức yêu cầu để chiếu sáng cho không gian, chúng ta có thể thiết kế ở mức 8 lumens, điều này khiến cho không gian có thể bị chiếu sáng quá mức ở thời điểm ban đầu tuy nhiên về lâu dài ánh sáng sẽ được cấp đủ cho dù quang thông của đèn giảm theo thời gian. So sánh mức giảm quang thông giữa các loại đèn là phần quan trọng trong quá trình đánh giá chi phí.

Mức độ khuếch tán mong muốn

Trong nhiều trường hợp thì ánh sáng khuếch tán được ưa chuộng hơn ánh sáng trực tiếp do mong muốn tránh việc tạo bóng quá rõ nét. Một nguồn sáng khu vực hay dạng dải (như đèn huỳnh quang) tạo ra ánh sáng khuếch tán và bóng mềm mại hơn so với nguồn sáng điểm.

Khả năng điều khiển

Một số loại đèn có thể được điều chỉnh giảm sáng dễ dàng hơn so với các loại khác. Quá trình lựa chọn cần được xem xét liệu công tắc bật/tắt đơn giản là chất nhận được, hay là mong muốn có thể điều chỉnh giảm sáng với chi phi thấp hoặc liệu có phù hợp không khi đầu tư chi phí cao nhằm có được hiệu quả điều chỉnh sáng cao hơn.

Tạo màu

Một trong số mối quan tâm hàng đầu cho kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất và kĩ sư chiếu sáng là màu sắc của không gian. Phần lớn các nguồn sáng có chức năng điều chỉnh mức điện năng cấp cho nó và qua đó điều chỉnh chỉ số tạo màu và nhiệt độ màu. Người thiết kế ánh sáng cần phải nắm rõ các yếu tố này nhằm thu được hiệu ứng mong muốn với thiết bị đã lựa chọn.

Lựa chọn loại đèn

Bạn nên xem xét một vài tiêu chí nhất định khi lựa chọn nguồn chiếu sáng phù hợp. Những yếu tố đưa ra sau đây thông thường liên quan trực tiếp tới chức năng của đèn hơn là thiết bị hỗ trợ cho việc lắp đặt nó.

Hiệu quả, tuổi thọ, giảm quang thông

Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng tới chi phí vòng đời của thiết bị. Nếu mức quang thông của đèn giảm nhanh chóng theo thời gian sử dụng của đèn, nhà thiết kế thông thường nâng cao mức quang thông ban đầu trên mức yêu cầu nhằm bù đắp cho mức giảm theo tuổi thọ của đèn. Nói cách khác, nếu 7 lumens là mức yêu cầu để chiếu sáng cho không gian, chúng ta có thể thiết kế ở mức 8 lumens, điều này khiến cho không gian có thể bị chiếu sáng quá mức ở thời điểm ban đầu tuy nhiên về lâu dài ánh sáng sẽ được cấp đủ cho dù quang thông của đèn giảm theo thời gian. So sánh mức giảm quang thông giữa các loại đèn là phần quan trọng trong quá trình đánh giá chi phí.

Mức độ khuếch tán mong muốn

Trong nhiều trường hợp thì ánh sáng khuếch tán được ưa chuộng hơn ánh sáng trực tiếp do mong muốn tránh việc tạo bóng quá rõ nét. Một nguồn sáng khu vực hay dạng dải (như đèn huỳnh quang) tạo ra ánh sáng khuếch tán và bóng mềm mại hơn so với nguồn sáng điểm.

Khả năng điều khiển

Một số loại đèn có thể được điều chỉnh giảm sáng dễ dàng hơn so với các loại khác. Quá trình lựa chọn cần được xem xét liệu công tắc bật/tắt đơn giản là chất nhận được, hay là mong muốn có thể điều chỉnh giảm sáng với chi phi thấp hoặc liệu có phù hợp không khi đầu tư chi phí cao nhằm có được hiệu quả điều chỉnh sáng cao hơn.

Tạo màu

Một trong số mối quan tâm hàng đầu cho kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất và kĩ sư chiếu sáng là màu sắc của không gian. Phần lớn các nguồn sáng có chức năng điều chỉnh mức điện năng cấp cho nó và qua đó điều chỉnh chỉ số tạo màu và nhiệt độ màu. Người thiết kế ánh sáng cần phải nắm rõ các yếu tố này nhằm thu được hiệu ứng mong muốn với thiết bị đã lựa chọn.

Kiểm soát sự phân phối ánh sáng

Ánh sáng từ chiếc đèn nhỏ có thể được kiểm soát dễ dàng hơn so với ánh sáng phát ra từ đèn lớn. Điều này đơn giản vì việc tạo ra thiết bị chụp, bọc điều hướng quanh đèn nhỏ dễ dàng hơn so với đèn lớn. Một vài đèn chỉ dài 10mm trong khi có những loại dài tới 1m. Ánh sáng phát ra từ chiếc đèn bé có thể được điều khiển ở mức vô cùng chính xác trong khi đối với chiếc đèn lớn thì điều tốt nhất có thể làm là điều khiển cho nó chiếu sáng theo hướng nhất định. Chúng ta gần như đồng hóa nguồn sáng bé với khái niệm “nguồn sáng điểm”. Thiết bị chiếc sáng của đèn càng bé thì nó mang càng nhiều đặc điểm toán học của nguồn sáng điểm hơn.

Tải điều hòa

Mọi loại ánh sáng nhân tạo đều làm tăng mức tải điều hòa của công trình. Các loại đèn với hiệu quả cao hơn sẽ thải ít nhiệt năng hơn ra môi trường trong khi vẫn phát ra cùng một lượng ánh sáng. Giải pháp tối ưu nhất là khuếch tán ánh sáng tự nhiên, tiếp theo là sử dụng trực tiếp ánh sáng tự nhiên. Giải pháp có hiệu quả thấp nhất là dùng bóng đèn sợi đốt.

Tính ổn định và độ tin cậy của nguồn cung cấp điện áp

Các loại đèn phát điện khí áp suất cao nhạy cảm hơn với sự thay đổi điện áp so với các loại đèn áp suất thấp.  Nếu hồ quang bị tắt do sụt điện áp thì đèn khí áp suất cao có thể phải cần tới 15 phút để đạt lại được mức chiếu sáng tối đa.

Nhiệt độ môi trường và độ ẩm

Đối với một số loại đèn, đặc biệt là đèn huỳnh quang có đặc tính đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm. Những loại đèn này thông thường rất khó có thể bật lên trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp hoặc khi được bật lên cũng sẽ mang lại hiệu quả chiếu sáng không ở mức tối đa.

Chi phí

Một vài loại đèn ban đầu có thể có chi phí rất rẻ. Tuy nhiên trong những loại đèn này thường có hiệu quả chiếu sáng cũng như tuổi thọ thấp. Chính vì thế trong quá trình lựa chọn thì không chỉ chú tâm tới chi phí ban đầu mà còn tới cả chi phí vận hành cả hệ thống trong suốt vòng đời bao gồm cả chi phí năng lượng và chi phí cần thiết cho bảo dưỡng, thay thế định kì thiết bị. Đèn huỳnh quang và LED thường có hiệu quả chi phí cao hơn so với đèn huỳnh quang, đó là chưa kể đến yếu tố tiết kiệm năng lượng.

Điện chiếu sáng và hệ thống điều khiển

Mô tả giải pháp

Điều kiện chiếu sáng tốt thông thường là sự phối hợp thông minh giữa yếu tố ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Các yếu tố quyết định tới hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng gồm: xác định và lựa chọn đúng loại đèn sử dụng cùng trang thiết bị đi kèm, bố trí chiếu sáng hợp lý, kết hợp cùng hệ thống kiểm soát tốt và tối ưu hóa hệ thống thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng.

Tầm nhìn

Mô tả giải pháp

Tầm nhìn là khả năng cho phép người sử dụng công trình có thể nhìn thấy cảnh quan, đồ vật và con người bên ngoài công trình.

Đối với nhiều người sử dụng, khả năng nhìn từ không gian của họ hoặc khu vực công cộng là yếu tố lớn quyết định tới sự thỏa mãn khi sử dụng và đồng thời nó cũng đóng góp phần không nhỏ vào bầu không khí chung của công trình.

Nhìn chung, quang cảnh tự nhiên hoặc không gian công cộng xã hội đã cho thấy rằng nó có thể góp phần cải thiện năng suất làm việc, điểm thi của sinh viên và cả sức khỏe con người.

Tầm nhìn được xác định bằng cách vẽ các đường thẳng – đường nhìn từ một vị trí trong nhà tới bất cứ cửa sổ chiếu sáng bên ngoài nào; nếu đường nhìn tới cửa sổ không bị chắn, điều này có nghĩa là vị trí đó có tầm nhìn ra bên ngoài.

Đường nhìn cần được vẽ ở chiều cao hợp lý cho người sử dụng, ví dụ, theo một số tiêu chuẩn xây dựng, đánh giá công trình thì một nhân viên văn phòng hay học sinh điển hình thông thường làm việc ở tư thế ngồi với vị trí mắt tương ứng ở mức 1,1m trên mức sàn.

                                      

                                            

Tầm nhìn không nên bị cản bởi nội thất hay tường trong phòng.

Trong khi một số người có thể đủ cao để nhìn vượt qua vật cản, độ cao giả định nên lấy ở mức độ cao trung bình.

Để được gọi là một tầm nhìn, cửa sổ cần có khả năng cung cấp góc nhìn phù hợp ra bên ngoài công trình.

Một quy luật quy định cửa sổ nhìn là cửa sổ kính bất kì với cao độ trên 0.75m và dưới 2.3m so với mặt sàn hoàn thiện; không kể tới cửa sổ mái và cửa sổ có chiều cao lớn.

                                      

                            Cửa sổ nhìn cần phải chiều cao nhất định để thể nhìn ra bên ngoài

Hình khối công trình, hướng và vị trí cửa sổ cần được thiết kế nhằm mang lại khả năng nhìn ra thiên nhiên, không gian hoạt động công cộng bên ngoài tốt nhất và giảm tầm nhìn tới các cơ sở phụ trợ.

                                          

                                                              Tầm nhìn với thiên nhiên, không gian hoạt động công cộng

Tầm nhìn với độ phức tạp cùng sự thay đổi cao hơn mang có độ hấp dẫn hơn hẳn so với tầm nhìn tĩnh, đơn giản.

Ví dụ như tầm nhìn ra chân trời cùng cảnh quan sẽ tốt hơn là chỉ nhìn ra bầu trời; tầm nhìn ra quảng trường công cộng nơi thường xuyên có đông người sẽ tốt hơn là nhìn ra khoảng sân trống; đặc biệt cửa sổ với tầm nhìn ra bức tường trống khó có thể được xem là cửa sổ nhìn.

Người sử dụng thông thường ưa chuộng các khẩu độ lớn hơn cho tầm nhìn ra bên ngoài và không thích việc có khung hoặc các thanh phá vỡ tầm nhìn đó. Nếu một tầm nhìn yêu cầu phải bị phá vỡ thì khung dọc sẽ ít phản cảm hơn so với hệ khung ngang.

                                         

Hai góc của cùng một tầm nhìn với độ phức tạp khác nhau, đồng thời cũng cho thấy tác động phá vỡ tầm nhìn của hệ khung

Sự chói khi nhìn

Tầm nhìn ra cảnh mặt trời mọc hoặc lặn và các bề mặt có độ phản chiếu cao như tuyết, nước hoặc công trình lân cận bằng kính có thể gây nên sự chói cao độ.

Người sử dụng tốt nhất nên có những biện pháp che chắn khỏi tác động chói bằng hệ màn che hoặc các phương thức khác; hoặc có thể bố trí cửa sổ trong mối tương quan với người sử dụng nhằm tránh hiện tượng đó. Các ô cửa nhìn có thể lợi dụng các đặc tính của kính nhằm giảm tối thiểu độ chói trong khi vẫn cho phép cái nhìn rộng mở ra bên ngoài.

Độ truyền ánh sáng nhìn thấy được có thể thấp (ở mức 0.3 hoặc thấp hơn) nhưng vẫn mang lại tầm nhìn tốt.

Vấn đề lớn nhất là việc người sử dụng thông thường không thích nhìn qua cửa sổ kính nhuộm màu do họ mong muốn màu sắc tự nhiên hơn. Tuy nhiên, một số sắc nhuộm hiện nay có thể chấp nhận được.

                                        

                                                Giảm độ chói bằng cửa sổ kính màu

Chiếu sáng tự nhiên vs. Tầm nhìn

Cửa sổ nhìn thông thường được bố trí riêng biệt so với cửa sổ lấy sáng do các đặc điểm yêu cầu khác nhau về vị trí bố trí, tính năng của kính khi sử dụng cho chiếu sáng tự nhiên sẽ không mang tới hiệu quả tối ưu cho việc cung cấp tầm nhìn ra bên ngoài và ngược lại.

                                       

                                                        Cửa sổ lấy sáng và cửa sổ nhìn